Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

Thôn Chợ Thường đón Tết, vui Xuân, khánh thành Nhà Văn hóa

Tết, Xuân Nhâm Thìn 2012, nhân dân thôn Chợ Thường (xã Thường Thắng) đón tết, vui xuân trong không khí phấn khởi vui tươi với nhiều niềm vui mới. Đường 296 – đoạn qua phố Thường, cách thị trấn Thắng 3km – vừa được nhà nước nâng cấp mở rộng, dải nhựa láng bóng. Hành lang đường được giải phóng thông thoáng. Các gia đình ở hai bên mặt phố, tuyệt đại đa số đã chuyển hẳn sang hoạt động dịch vụ, kinh doanh, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trong vùng. Không còn cái cảnh “phố tuốt lúa”, “phố phơi thóc”, “phố chăn nuôi”…”nhà nhà vẫn gắn với ruộng nương” như mấy năm về trước.
Hòa chung trong phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông, đổ bê tông đường thôn theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới của nhân dân toàn xã Thường Thắng; được anh Văn Hữu Viên, người nhận thầu đất Chợ Thường 25 năm, giành một phần đất và được UBND xã Thường Thắng đồng ý, giúp đỡ; nhân dân thôn Chợ Thường đã đóng góp, ủng hộ, bình quân mỗi hộ 1,5 triệu đồng để xây dựng Nhà Văn hóa thôn với tổng kinh phí xây dựng trên 125 triệu đồng. Một ngôi nhà khang trang đã được hoàn thành trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn.
Sáng mùng 6 Tết Nhâm Thìn (28/1/2012), nhân dân thôn Chợ Thường đã tổ chức vui xuân, khánh thành Nhà Văn hóa. Dự lễ và vui xuân cùng với nhân dân thôn Chợ Thường có đại biểu phòng LĐTBXH, Chi Cục Thuế huyện Hiệp Hòa, nơi ông Đinh Xuân Hiệu (Trưởng phòng) và ông Nguyễn Tiến Sinh (Chi Cục phó) là con em của quê hương phố Thường công tác; đông đủ các ông, bà trong Đảng ủy, HĐND, UBND, các Ban, ngành, đoàn thể xã Thường Thắng; đại biểu các thôn lân cận: Đường Sơn, Hồng Phong, Tân Tiến (xã Thường Thắng), Sa Long, Văn Tự (xã Đức Thắng).
Tham gia vui xuân, chào mừng lễ khánh thành Nhà Văn hóa thôn Chợ Thường có 4 đội bóng đá của các xã: Xuân Cẩm, Hùng Sơn, Thường Thắng và Thôn Hùng Thắng, đá giao hữu. Ban quản lý thôn có một chút quà cho các đội song cũng phân thành 1 giải nhất, một giải nhì và 2 đội đồng giải ba. Ngày 5 Tết, đá 2 trận. 2 đội thắng tranh giải Nhất, Nhì vào sáng mùng 6. Hai đội thua đồng giải Ba. Trận đá bóng đã góp phần làm cho không khí vui xuân, khánh thành Nhà Văn hóa của thôn Chợ Thường thêm sôi nổi, rộn ràng không khí chào đón một mùa xuân mới với nhiều hứa hẹn mới.
Dưới đây là một số hình ảnh lễ cắt băng khánh thành Nhà Văn hóa, đá bóng vui xuân và phiên cợ Thường cuối năm Tân Mão.





 Chợ Thường phiên cuối năm (29 - tức 30 Tết Nhâm Thìn)
Đá bóng vui xuân

Lễ cắt băng khánh thành Nhà Văn hóa

Chi Cục Thuế, UBND xã, các thôn bạn tặng hoa chúc mừng

Ông Nguyễn Văn Tuấn, TM ĐU, HĐND, UBND, UBMT Tổ Quốic phát biểu chúc mừng

Ông Nguyễn Văn Hồng đọc thơ chào mừng

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

Lễ mừng thọ Xuân Nhâm Thìn ở làng Thường Thượng

Đã thành nền nếp hàng năm, sáng mùng 4 tết, các cụ làng Thường Thượng (xã Thường Thắng) tổ chức lễ mừng thọ các cụ ông, cụ bà có tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100. Với thế hệ trẻ thì thời tiết mấy ngày tết thật là đẹp. Trời tuy rét nhưng không mưa. Đi chơi tết tha hồ mặc đẹp. Nhưng với các cụ cao tuổi, trời rét quả là ngại ngùng, chẳng muốn ra khỏi nhà. Do đó mà lễ mừng thọ nặm nay các cụ cao tuổi vắng nhiều. Tuổi 85 có 6 cụ thì vắng 4. Tuôit 80 có 7 cụ thì vắng 3. Tuổi 75 có 6 cụ, vắng 3. Tuổi 70 có 10 cụ, cũng vắng 2 cụ. Làng năm nay chỉ có 4 độ tuổi được mừng thọ. Không có các cụ ở tuổi 90, 95, 100. Năm nay có cái mới là các cụ được mừng thọ đều có quà của UBND tỉnh. Tuổi 70, 75 có quà 100.000đ; tuổi 80, 85 có quà 200.000đ; tuổi 90,95 có quà 400.000đ; tuổi 100 có quà 500.000đ. Hội làng có quà cho các cụ tuổi 70, 80 là 1kg đường và 1 hộp bánh; tuổi 75, 85 thì có một hộp bánh. Trước khi vào lê mừng thọ là chương trình văn nghệ, đọc thơ, ngâm thơ mừng thọ, mừng xuân do các cụ tự sáng tác và trình bày.
Cùng với lễ mừng thọ là lễ nhập tịch (kết nạp) “các cụ” tuổi 49 ra nhập Hội các cụ làng. Năm nay có 26 “cụ” tuổi 49 xin nhập tịch. Thủ tục cũng giản đơn. Người xin nhập tịch đăng ký tên, tuổi, ông Trường làng “dâng sớ” lên Thành Hoàng để được công nhận. Đến ngày lệ làng mùng 9 tháng 9, các cụ em mới nhập tịch làm nhiệm vụ phục vụ các cụ làng 2 năm. Cứ tuần tự lớp sau tiếp lớp trước, thành lệ hàng năm, bổ sung lực lượng cho Hội các cụ làng. Lệ không bắt buộc nhưng ai cũng tự giác tham gia nên đã trở thành một phong tục đẹp của làng.
Dưới đây là một số hình ảnh buổi lễ mừng thọ và nhập tịch sáng mùng 4 tết Nhâm Thìn.


Lễ nhập tịch các cụ tuổi 49




Văn nghệ đọc thơ, ngâm thơ mừng thọ, mừng năm mới

Các cụ tuổi 85

Các cụ tuổi 80

Các cụ tuổi 75

Các cụ tuổi 70

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

Hôm nay, ngày tân xuân đại cát


Hôm nay, ngày Tân xuân Đại Cát
Cập nhật lúc 07h00" , ngày 23/01/2012 - 
 
(VnMedia) - Theo ông Tống Thiều Quang, một chuyên gia người Đài Loan đã có hàng trăm đầu sách về phong thuỷ được xuất bản tại Việt Nam, thì ngày mồng 1 Tết Nhâm Thìn năm nay sẽ là ngày Tân Xuân Đại Cát (Xuân mới có điều tốt lớn).

Theo quan niệm của người Việt Namthì vào ngày Tân xuân Đại cát đầu năm mới, nếu cầm bút viết lời chúc tốt đẹp thì cả năm gặp những điều tốt lành lớn.

Thường, người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút. Nhiều khi khai bút chỉ mang tính cách tượng trưng, như viết lên giấy hồng điều vài chữ: ngày, tháng, năm... "khai bút đại cát" hay "tân xuân đại cát" (nghĩa là đầu năm mới khai bút để gặp được những điều tốt lành lớn).

Các danh sĩ thì đôi khi khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu xuân bày tỏ nguyện vọng hoặc ý chí của mình. Những bài thơ khai bút này được viết lên giấy hồng điều (giấy màu đỏ) hoặc trên giấy hoa tiên (giấy có vẽ hoa) rồi dán bài thơ lên tường để thưởng xuân.

Ngày xưa, những người có chức vụ lớn như Tổng đốc, Tuần phủ, Tri phủ, Tri huyện... thì có khai ấn và khai triện. Ấn và triện là những con dấu của những người giữ chức vụ chỉ huy trong chính quyền. Các vị này nhân đầu năm làm lễ khai ấn, triện bằng cách đóng dấu vào những giấy tờ công văn để cầu mong cho "thiên hạ thái bình" và dân chúng được "an cư lạc nghiệp".

Lễ khai ấn và khai triện xưa kia thường được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Các quan võ thì có tục Kkai kiếm, nghĩa là dùng gươm chọc huyết (trâu, bò) hay cắt tiết các con vật (lợn, gà, vịt)dùng trong các tế lễ...

Còn người dân thì tùy theo nghề nghiệp của mình cũng làm lễ khai trương cửa hàng hay công việc bằng lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên sư" (thường là vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch).

Ngày giờ tốt trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Thìn
 
Cũng theo chuyên gia Tống Thiều Quang, vào ngày mồng 1 Tết Nhâm Thìn năm nay, hướng xuất hành tốt nhất (phương vị thần tài) là hướng Nam. Các giờ tốt của ngày mồng 1 Tết Nhâm Thìn là giờ Tý (11-1); giờ Dần (3-5), Mão (5-7), Tỵ (9-11), Ngọ (11-13), Tuất (19-21).

Ngày mồng 2 Tết Nhâm Thìn, phương vị thần tài là hướng Đông nam. Theo ông Tống Thiều Quang, ngày này sẽ tốt cho các việc như mở hàng, xuất hành, động thổ, đắp lò, di chuyển, an táng. Các việc không nên làm là mở kho, giao dịch. Các giờ tốt là Tý (11-1), Sửu (1-3), Thìn (7-9), Tỵ (9-11) và giờ Thân (15-17).

Ngày mồng 3 Tết, phương vị thần tài là hướng Đông Nam. Đây là ngày Nhật trực tuế phá (việc lớn không nên làm). Các giờ tốt là Tý (11-1), Sửu (1-3), Dần (3-5), Thìn (7-9) và Thân (15-17)

Ngày mồng 4 Tết, phương vị thần tài là hướng Tây. Ngày này tốt cho việc cúng bái nhưng không thuận lợi cho việc động thổ hay di chuyển. Tý, Dần, Mão, Tỵ, Thân, Tuất và Hợi.

Ngày mồng 5 Tết, phương vị thần tài là hướng Tây. Ngày này tốt cho việc cúng bái, cầu phúc và nhập học, không tốt cho việc xuất hành. Các giờ tốt là Sửu, Dần, Ngọ, Tuất và Hợi.

Ngày mồng 6 Tết, phương vị thần tài là hướng Bắc, tốt cho việc cúng bái, không nên mở hàng hay động thổ. Các giờ tốt là giờ Sửu, Mão, Thìn, Tỵ và giờ Thân.

Ngày mồng 7 Tết, phương vị thần tài là hướng Bắc. Ngày này được cho là tốt với những công việc như cúng bái, nhưng không nên kết hôn hay an táng. Các giờ tốt được cho là giờ Tý, Dần, Mão, Tỵ và giờ Thân.

Ngày mồng 8 Tết là ngày Đại cát, phương vị thần tài là hướng Đông. Trong ngày này, sẽ rất tốt để làm những việc như ký kết hợp đồng, giao dịch, giá thú, di chuyển, đính hôn, động thổ, trồng trọt hay an táng.

Ngày mồng 9 Tết, phương vị thần tài là hướng Đông, là ngày tốt để làm những việc như cúng bái, mở hàng, xuất hành, đặt giường, đắp lò hay an táng. Dần, Mão, Tỵ, Ngọ và giờ Tuất.

Ngày mồng 10 Tết được ông Tống Thiều Quang khuyên không nên động thổ. Các giờ tốt trong ngày mồng 10 Tết là Sửu, Dần, Mão, Tỵ và giờ Hợi.

* Bài viết chỉ có tính chất tham khảo.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

Bước chuyển đột biến ở xã Thường Thắng trong năm 2011

Bước chuyển đột biến của Đảng bộ và nhân dân xã Thường Thắng trong năm 2011

Năm 2011, với phong trào thi đua yêu nước thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội lần thứ XI của Đảng; Chào mừng cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016; Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện cùng các cơ quan chuyên môn cấp trên; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Thường Thắng đã lỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc – có tính đột biến - các chỉ tiêu nhiệm vụ.
Theo kết quả thống kê, trên địa bàn xã hiện có 57% số hộ có thu nhập chính từ các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp. Năng suất lúa tăng 10%, lạc tăng 25% so với cùng kỳ. Khống chế kịp thời các loại dịch bệnh, bảo đảm chăn nuôi phát triển, đàn gia súc, gia cầm dều tăng. Công tác khuyến nông được quan tâm, đã phối hợp tổ chức 16 lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 1.015 người, 2 lớp dạy nghề chăn nuôi, thú y cho  hơn 70 hộ nghèo. Tổng thu ngân sách đạt 126% kế hoạch, trong đó thu trên địa bàn đạt 267% kế hoạch, tăng 441%  so với cùng kỳ. Đặc biệt về giao thông, thủy lợi, xây dựng đã có sự phát triển đột biến cả vể tư tưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/ĐU của Đảng ủy xã, UBND xã đã tổ chức cắm mốc mở rộng hành lang giao thông nông thôn dài 3,7km, 12/13 thôn đã làm xong. Các thôn Tân Hiệp, Tân Tiến, Hồng Phong, Trong Làng, Hiệp Đồng, Đồng Tâm, Dinh Đồng, Tiến bộ đã vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường, đổ bê tông được 15km đường thôn với kinh phí khoảng 10 tỷ đồng. Tổ chức giải tỏa hành lang giao thông đường 295, 296 có 228/230 hộ đã hoàn thành, còn 2 hộ đang thực hiện. Các thôn đều làm tốt công tác nạo vét kênh mương nội đồng bảo đảm tưới tiêu phục vụ kịp thời cho sản xuất. Riêng thôn Hồng Phong còn cứng hóa được 275 mét kênh với kinh phí 275 triệu đồng. Đã hoàn thành xây dựng đưa vào sử dụng nhà 2 tầng, 4 phòng học chức năng trường THCS với kinh phí dự toán 1,4 tỷ đồng. Cải tạo nhà 8 phòng học trường Tiểu học bảo đảm đạt chuẩn mức độ 2 với tổng kinh phí 219 triệu đồng. Tu sửa cơ sở vật chất trường Mầm Non và trụ sở xã 31 triệu đồng. Thực hiện xong việc san nền xây dựng trường Mầm Non. Tổ chức xong việc lấy ý kiến nhân dân về quy hoạch xây dựng nông thôn mới trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác quản lý tài nguyên, môi trường có nhiều chuyển biến. Quản lý đất đại trên địa bàn đúng quy hoạch, quy định của Nhà Nước, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý 4 trường hợp lấn chiếm, sử dụng đất sai pháp luật. Xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung quy hoạch sử dụng đất ở 8 thôn và xây mới trường Mầm Non với tổng diện tích 89.320m2. Lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất nông nghiệp giải phóng mặt bằng trường Mầm Non với diện tích 4.170m2; đấu giá chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở cho 66 hộ với diện tích 10.000m2. Tiếp nhận 300 hồ sơ đề nghị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 59 hồ sơ chuyển nhượng, cho tặng. Tổng điều tra nước sạch 2097 hộ trên địa bàn xã. Số hộ sử dụng nước sạch đạt 96%.
Công tác thông tin tuyên truyền được quan tâm. Trong năm đã đưa 290 tin bài trên đài truyền thanh xã, tiếp âm đài huyện 220 buổi; cắt kẻ 117 khẩu hiệu, băng vượt đường, 108m2 pano áp phích, 3 tranh cổ động, 2 buổi cổ động; đưa trên 60 tin bài và nhiều ảnh lên trang thông tin điện tử hiephoa.net, 30 tin bài lên đài truyền thanh huyện Hiệp Hòa phản ánh những hoạt động về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Tổ chức 32 buổi giao lưu, hội diễn văn hóa văn nghệ, 5 giải thể thao… chào mừng các sư kiện chính trị, các ngày kỷ niệm truyền thống của đất nước. Tham gia đảy đủ các giải văn hóa thể thao do huyện tổ chức. 87% số hộ trong xã đạt Gia đình Văn hóa, đạt 109% kế hoạch, tăng 14,6% so với năm 2010; 9/13 thôn đạt Làng Văn hóa cấp huyện, tăng 350% so với năm trước. 5/5 cơ uan đạt Cơ quan Văn hóa, tăng 67% so với năm trước. Trong năm có 99 hộ thoát nghèo, phát sinh 33 hộ nghèo. Toàn xã hiện có 229 hộ nghèo (10,4% số hộ) và 8,5% số hộ cận nghèo. Xác minh, hoàn thiện hồ sơ cho 290 lượt hộ nghèo, hộ cải thiện nhà ở, hộ có học sinh sinh viên vay 2,6 tỷ tiền vốn tại Ngân hàng CSXH. Trạm y tế xã đã khám và chữa bệnh 7.168 lượt người (tăng 21% so với năm trước), trong đó khám có bảo hiểm 1.499 ca, điều tri nội trú 84 ca, ngoại trú 310 ca; tiêm chủng mở rộng đủ 6 loại vacxin cho 194 trẻ dưới 1 tuổi, đạt 111% kế hoạch; tổ chức 2 đợt uống Vitamin A cho 951 lượt trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi, đạt 100% kế hoạch….
Với việc hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2011, Đảng bộ và nhân dân xã Thường Thắng đã được UBND huyện đề nghị UBND tỉnh khen thưởng. Đây thực sự là một bước chuyển đột biến của Đảng bộ và nhân dân xã Thường Thắng trong việc đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống rất đáng quan tâm.
Dưới đây là một số hình anh trên các lĩnh vực hoạt động ở xã Thường Thắng 

10 sự việc đáng ghi nhận trong năm 2011 ở xã Thường Thắng

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; với quyết tâm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống; năm 2011, Đảng bộ và nhân dân xã Thường Thắng đã tạo nên một bước chuyển đột biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương. Trong sự phát triển tổng thể đó ta có thể rút ra 10 sự việc (cũng có thể gọi là 10 sự kiện) đáng ghi nhận là:
1. Đảng ủy xã đề ra Nghị quyết số 22/NQ-ĐU về vận động nhân dân hiến đất mở rộng đường giao thông, đổ bê tông đường thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Nghị quyết này được toàn dân đồng tình hưởng ứng, đã tạo ra cả một phong trào toàn dân tham gia hiến đất mở rộng đường giao thông. Có gia đình, có cụm dân cư đã tự phá dỡ tường vườn để cho thôn mở rộng đường.
2. Tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng nhân xã khóa XVIII, nhiệm kỳ 2011-2016 (cùng với bầu cử Quốc Hội khóa XIII và HĐND các cấp), bầu đủ các chức danh của UBND xã (từ năm 2009, chức danh Chủ tịch UBND xã bị khuyết).
3. 12/13 thôn đã thực hiện xong việc cắm mốc, mở rộng đường; 9 thôn đã đổ bê tông được 15km đường theo tiêu chí nông thôn mới.
4. Giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng trường Mầm Non mới với diện tích 4.170m2, dự toán gần 4,8 tỷ đồng; Đưa vào sử dụng nhà 2 tầng 4 phòng học chức năng trường THCS xã, trị giá 1,4 tỷ đồng đúng tiến độ.
5. Đấu gía chuyển mục địch sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở cho 66 hộ với diện tích 10.000m2.
6. 57% số hộ có thu nhập chính từ lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Trong lao động nông nghiệp, gần 70% số hộ có thu nhập chính từ chăn nuôi. Đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt.
7. Anh Bùi Văn Dự sáng chế dao chẻ nan và máy lột nan nứa được giải nhất cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” tỉnh Bắc Giang năm 2011; được giải nhì của liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Bắc Giang.
8. Sự nghiệp giáo dục tiến bộ vượt bậc, được xếp thứ 3 toàn huyện. Trường trung học cơ sở xếp thứ 2 toàn huyện, đạt trường tiến tiến cấp tỉnh và đạt chuẩn Quốc gia.
9. 9/13 thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn Làng Văn hóa cấp huyện, tăng 350% so với năm trước.
10. Phối hợp bắt vụ đánh bạc lớn tại thôn Đường Sơn, góp phần ngăn chặn nạn cờ bạc ở địa phương và khu vực.
Nguyễn Thế Tính
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Thường Thắng đã được HĐND xã khóa XVIII thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 29/12/2011).

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

200 xuất quà Tết ủng hộ người nghèo

200 xuất quà Tết của Hội đồng hương Hiệp Hòa tại Hà Nội ủng hộ các hộ nghèo.

Với tình cảm của những người con quê hương, Hội đồng hương Hiệp Hòa tại Hà Nội và Tổng công ty Cơ khí – Xây dựng CoMa đã quyên góp được 200 xuất quà, mỗi xuất 300.000đ, ủng hộ cho người các hộ nghèo có nhiều khó khăn ở quê hương Hiệp Hòa ăn tết Nhâm Thìn. Sáng 19/01/2012, đại diện Hội do ông Bùi Văn Bát, nguyên ủy viên Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, quê ở xã Thường Thắng và Đại tá Hà Minh Tuệ, quê ở xã Ngọc Sơn đã chuyển quà về trao cho hộ nghèo ở các xã Đồng Tân, Hoàng Vân và Thường Thắng.
Kết hợp với việc trao quà của huyện đến các hộ nghèo, ông Vũ Chí Kỳ, phó Chủ tịch UBND huyện, ông Trịnh Quang Minh, Chủ tịch UBMT Tổ Quốc huyện, ông Đinh Xuân Hiệu, Trưởng Phòng LĐTBXH huyện đã cùng đi với đoàn.
Tại xã Thường Thắng, Hội đồng hương Hiệp Hòa tại Hà Nội và Công ty Cơ khí – Xây dựng COMA đã trao 70 xuất quà, UBMT Tổ Quốc huyện đã trao 40 xuất quà, Phòng LĐTBXH trao 4 xuất quà cho các hộ nghèo và 2 gia đình liệt sĩ.
Với những xuất quà tuy nhỏ nhưng thể hiện cả một sự quan tâm lớn đầy tình nghĩa của Đảng, Chính quyền, MTTQ và bà con quê hương ở Hà Nội đối với người nghèo khi tết đến xuân về, để mọi nhà, mọi người đều có Tết.
Dưới đây là một số hình ảnh trao quà tại xã Thường Thắng.
 Ông Bùi Văn Bát nói chuyện với bà con đến nhận quà

Lãnh đạo huyện, xã chụp ảnh với bà con sau khi trao quà

Ông Đinh Xuân Hiệu trao quà của phòng LĐTBXH cho hộ nghèo