Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Giải bóng đá khối Doanh nghiệp huyện Hiệp Hòa lần thứ Nhất



Chào mừng sự kiện đón nhận Quyết định của Thủ Tường Chính Phủ công nhận 16 xã của huyện Hiệp Hòa là An toàn khu II trước cách mang tháng Tám năm 1945; Chào mừng thành công Hội nghị đại biểu Công Đoàn huyện Hiệp Hòa năm 2012; chiều 26/10/2012, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Trung Tâm Văn hóa Thể Thao huyện Hiệp Hòa đã long trong tổ chức giải bóng đá khối Doanh nghiệp huyện lần thứ nhất, năm 2012.
Dự lễ khai mạc giải và tham dự hai trận đấu buổi chiều ngày 26/10/2012 có ông Nguyễn Minh Tú, HUV, Chủ tịch LĐLĐ huyện, ông Nguyễn Văn Dũng, HUV, Giám đốc Trung tâm VHTT huyện, ông Nguyễn Văn Năm, Chủ tịch UBND xã Thường Thắng cùng nhiều cán bộ cơ quan huyện và xã Thường Thắng.
Tham gia dự giải có 4 đội bóng của 3 doanh nghiệp: Công ty may Philkovina, Công ty may Việt Pan (VPW), Công ty may Hà Phong và đội bóng đá của cán bộ công chức khối cơ quan huyện Hiệp Hòa.
Buổi chiều 26/10/2012 đã diễn ra 2 trận đấu giữa đội Công ty may Philkovina gặp đội Công ty may Việt Pan và đội Công ty may Hà Phong gặp đội cán bộ công chức khối cơ quan huyện.
Kết quả, đội Philkovina thắng đội Việt Pan 3 – 1. Đội khối cơ quan huyện thắng đội CT Hà Phong 4 – 2.
Buổi chiều ngày 27/10/2012 sẽ diễn ra 2 trận: đội Việt Pan gặp đội Hà Phong tranh giải 3 và giải khuyến khích. Đội Phịkovina gặp đội khối cơ quan huyện tranh giải Nhất Nhì.
Dưới đây là một số hình ảnh lễ khai mạc và 2 trận đấu chiều 26/10/2012.
 Ông Nguyễn Minh Tú HUV, Chủ tịch LĐLĐ huyện khai mạc giải

 Cầu thủ Nguyễn Minh Anh TM các đội bóng hứa quyết tâm thi đấu
Đại diện tổ Trọng tài hứa quyết tâm điều khiển các trận đấu tốt.
Trọng tài Nguyễn Văn Tích đẫn 2 đội Philkovina và Viêth Pan ra sân
Một số pha bóng giữa đội Phjlkovina gặp đội Việt Pan
 
Một số pha bòng giữa đội Hà Phong gặp đội khối cơ quan huyện


Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Đình làng Thường cổ có thể có từ thời các Vua Hùng


Nhân ngày lệ làng mùng 9 tháng 9, xem lại lịch sở, thần tích đình làng Thường, có một chi tiết về nguồn gốc của đình từ ngày khởi đầu lâu nay không được để ý tới. Xem xét các sự tích lịch sử và ngai thờ Thánh hiện đang còn ở đình làng Thường Thượng, tôi thấy  Đình làng Thường gốc có thể có từ thời các Vua Hùng.
Đình làng Thường Thượng và đình làng Thường Hạ vốn từ gốc một đình làng Thường xưa chia ra, cách ngày nay khoảng trên 300 năm. Theo các cụ nhiều đời truyền lại, đình làng Thường gốc ngày xưa được làm ở đỉnh đồi Ao Bà, một quả đồi cao nhất làng, có một cái ao tự nhiên ở gần đỉnh đồi, quanh năm không bao giờ cạn nước, được đặt tên là Ao Bà. Về mùa mưa mặt ao rộng đến hàng mẫu, độ nước sâu đến vài mét. Ngày nay ao vẫn còn, nhân dân làm nhà ở kín xung quanh, thuộc cụm dân cư Trại Đá, thôn Hồng Phong, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Khi chia  thành hai làng: Thường Thượng và Thường Hạ thì cũng chia đình theo hai làng.
Ngày chia đình, người làng thường Hạ đến trước, kéo được ngựa và khênh được kiệu rước Thánh. Người làng Thượng đến sau lấy được bát hương và ngai thờ Thánh. Hiện nay đình làng Thường Thượng vẫn giữ được bát hương cổ và ngai thờ Thánh. Chỉ có điều trên ngai có hình hai Thánh.
Theo ông Dương Vi Ẩn, Thượng tá về hưu, người đã trực tiếp đến Viện Hán Nôm sưu tầm lịch sử, Thần tích đình làng Thường, được các nhà nghiên cứu cho biết, đó là hình ảnh hai anh em thúc bá của Thánh Tản Viên: Cao Sơn (Sùng Công) và Quý Minh (Hiến Công). Nếu đúng như vậy thì đình làng Thường cổ trước khi chia thành hai đình theo hai làng có từ tời các Vua Hùng, cùng thời với các đình thờ Thánh Tản Viên. Sau này kết hợp với việc thờ Thánh Cao Sơn Quý Minh (Dương Tự Minh)  ở thời Nhà Lý. 
Ảnh ngai thờ hai Thánh và bát hương có từ thời đình làng Thường cổ trước khi chia thành hai đinh, hiện đang đước lưu giữ, thờ cúng ở đình làng Thường Thượng, xã Thường Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Bài viết: “Gốc tích” của tản viên Sơn Thánh vẫn còn bí ẩn đăng trên Web Đất Việt có đoạn: “Xuất phát từ nhận định cốt lõi tín ngưỡng Tản Viên Sơn Thánh là tín ngưỡng thần núi (Sơn Tinh, Sơn thần) nằm trong hệ thống tín ngưỡng các hiện tượng tự nhiên, các học giả khẳng định rằng, nói tới Tản Viên Sơn Thánh là nói tới cả ba anh em thần núi (còn được gọi là Tam vị Đại Vương Quốc chúa Thượng đẳng thần), gồm: Sơn Tinh và hai người em thúc bá là Cao Sơn (Sùng công) và Quý Minh (Hiển công) - chia nhau cai quản, mỗi người một ngọn núi, tức núi Ba Vì ngày này - núi tổ của nước ta, có ba ngọn cao chót vót (Nguyễn Trãi - Dư địa chí)…. “Cụ thể, bước vào nhà nước Văn Lang thời cổ đại, Tản Viên trở thành vị anh hùng truyền thuyết của cả cộng đồng quốc gia dân tộc. Lúc đầu thần được người Mường ở làng Cổ Pháp chân núi Ba Vì lập đền thờ. Rồi các làng vùng Mường ở Hà Tây, Phú Thọ lan rộng ra các làng người Kinh ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ đã có rất nhiều làng thờ thần Tản Viên cùng với thờ Cao Sơn, Quý Minh...”.
Đất Hiệp Hòa xưa cũng là vùng đất có từ thời các Vua Hùng. Như vây., đình làng Thường cổ xưa có thể có từ thời các Vua Hùng.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Cây mít nghìn quả quá đẹp

Xuất hiện cây mít nghìn quả ở Quảng Ninh

28/07
Khách khi đến làm việc với Công ty cổ phần than Đèo Nai (Cẩm Phả, Quảng Ninh), ai cũng ngỡ ngàng vì ngay cổng ra vào công ty có một cây mít na quả trĩu nặng suốt từ gốc lên ngọn.


Theo anh Quảng, nhân viên bảo vệ công ty, cây mít na này được trồng từ thời chống Pháp. “Tôi năm nay đã 53 tuổi, từ khi lớn lên đã thấy cây mít này rồi” - anh Quảng nói.

Vì quả mít chi chít nên rất khó đếm. Tuy nhiên, theo anh Quảng, cả cây mít ước có khoảng vài nghìn quả. Điểm đặc biệt và độc đáo của cây mít là ở chỗ, phía dưới gốc quả mít màu xanh, trong khi trên cành quả lại có màu vàng.
 
 
 
 
 

Theo thanhnien