Nhớ
thời tuổi trẻ
Sắp
đến ngày 26 tháng 3, ngày truyền thống của các thế hệ đoàn viên Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh. Xem thông tin về hoạt động Tháng Thanh niên của tuổi trẻ
khắp nơi, tuổi trẻ huyện Hiệp Hòa, tôi lại nhớ thời tuổi trẻ của mình và thế hệ
thanh niên những năm 1960 của thế kỷ XX.
Hè
năm 1960, 18 tuổi, học xong lớp 7 (7/10), tôi được kết nạp vào Đoàn tại chi
đoàn xã Thường Thắng (hồi đó gọi là xã Chiến Thắng).
Những
năm đó, tổ chức Đoàn ở xã mới phát triển. Cả xã mới chỉ là một chi đoàn. Ở các
thôn là phân đoàn. Số đoàn viên cũng chưa nhiều, chủ yếu là thanh niên, nhưng
hoạt động rất sôi nổi. Thanh niên chúng tôi có chí hướng phấn đấu trở thành
đoàn viên rất cao. Hàng tuần gần như tối nào phân đoàn cũng sinh hoạt, học hát,
học múa, dậy bổ túc văn hóa cho lớp học của thôn...
Đoàn
Thanh niên có phong trào thi đua “Vượt mức kế hoạch 5 năm”. Chỉ tiêu thi đua
rất cụ thể. Phân đoàn thanh niên làm nòng cốt trong các phong trào của đội sản
xuất, đảm nhiệm các công việc nặng như đi cày, gánh phân, làm phân xanh, làm
thủy lợi, làm các thí nghiệm. Tôi nhớ mãi hai việc thí nghiệm là cho lợn ăn
phân trâu và cấy dầy. Chúng tôi hay hát bài “Ai bảo rằng cấy thưa thừa thóc,
cấy dầy cóc ăn. Riêng tôi bảo rằng cấy thưa thừa đất, cấy dầy thóc chất đầy
kho…”.
Phân
đoàn xóm Tam Sơn chúng tôi được đội sản xuât giao cho một sào ruộng ở liền ngay
bờ sông. Chúng tôi tập trung lấy bùm sông rải lên một lượt dầy đến 20cm, cấy
dầy 5cm x 5cm một gốc. Lúa lên xít vào nhau như lúa reo thẳng bây giờ, đẻ ít
nhánh, dé dài hơn, nhưng năng suất thì không hơn bao nhiêu so với ruộng cấy theo
cách cũ của bà con 30cm x 30cm (hoặc thưa hơn). So với ruộng cấy mật độ 20 x
20cm thì năng xuất có phần còn kém hơn. Sau này HTX chỉ đạo cấy 20 x 20cm. Đi
cấy phải chăng dây để cấy cho thẳng hàng. Những năm sau, có phong trào làm bèo
hoa dâu, tăng cường làm phân xanh, lại có thêm phân đạm thì cấy 20cm x 15cm
hoặc 15 x 15cm. Việc cho lợn ăn phân trâu giao cho một số đoàn viên làm thử
nhưng không thành. Nhân dân không ai áp dụng.
Chi
đoàn phát động phong trào làm phân xanh với khẩu hiệu “sạch làng tốt ruộng”.
Mỗi vụ, mỗi thanh niên phải làm được 1
tấn phân xanh ủ mục. Thường thường vào các buổi trưa mùa hè, chúng tôi rủ nhau
đi cắt lá phân xanh. Hồi đó, bờ bụi, đồi bãi hoang hóa còn nhiều. Phân đoàn
chúng tôi chia thành nhóm, tập trung làm cho từng người, chỉ một hoặc hai buổi
trưa là ủ xong một đống phân xanh đủ chỉ tiêu cho một người.
Tôi
đi học buổi sáng ở trường cấp 2 Hiệp Hòa (trường THCS Đức Thắng bây giờ). Buổi
chiều về và ngày chủ nhật thì đi lao động với hợp tác xã (HTX). Năm 1959, 17
tuổi, vừa đi học, tôi vẫn làm được 340 ngày công. Có ngày đi gành phân, tôi đạt
được đến 4 công. Sang học kỳ 2 năm học lớp 7, tôi mới tập trung cho học tập để
thi tốt nghiệp và thi lên cấp 3. Tôi học cũng được, thi đỗ cả hai trường: cấp 3
Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang và Trung cấp sư phạm Đạo Ngạn. Thế mà chi đoàn trường
cấp 2 không kết nạp tôi vào Đoàn, vì năm học lớp 6 tôi chỉ đạt thành tích trung
bình. Hồi đó, Đoàn thử thách thanh niên để kết nạp vào Đoàn khá khắt khe.
Vào
năm học mới, khóa 1960 – 1961, tôi làm thủ tục đăng ký nhập học ở trường Ngô Sĩ
Liên xong, lại xuống trường sư phạm Đạo Ngạn nhập học. Học được một tuần tôi
lại bỏ, trở về Ngô Sĩ Liên học.
Khi
tổ chức các lớp ổn định, tôi được bầu vào BCH chi đoàn lớp 8D. Lên lớp 9D, lớp
10D tôi vẫn được bầu vào BCH chi đoàn lớp. Cuối năm lớp 9, tôi được đi học lớp
cảm tình Đảng (bây giờ là lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng). Nhưng kỳ I năm
học lớp 10 tôi bị bệnh đau đầu kéo dài đến 2 tháng nên học sút hẳn, chi đạt mức
trung bình. Trong số 2 bạn được chọn đi học lớp cảm tình Đảng cùng với tôi ở
lớp 9D, chỉ có Nguyễn Yên, bí thư chi đoàn, phó Bí thư BCH Đoàn khối, ủy viên
BCH Đoàn Trường được kết nạp vào Đảng.
Tốt
nghiệp lớp 10 (10/10), tôi trúng tuyển vào bộ đội. Ngày 7/3/1963 tôi nhập ngũ
cùng với hơn 100 các bạn học sinh trường Ngô Sĩ Liên. Cả tỉnh có hơn 500 học
sinh cấp 2 - 3 và giáo viên cấp 2 được gọi nhập ngũ đợt ấy. Cùng với lý lịch
đoàn viên, tôi còn có giấy giới thiệu cảm tình Đảng của chi bộ Trường cấp 3 Ngô
Sĩ Liên.
Sau
hai tháng huấn luyện tân binh ở tiểu đoàn 5, Lữ đoàn 335, Quân khu Tây Bắc, tôi
cùng một số bạn được biên chế về Đại đội 42, F335. Tiểu đội tôi có 8 chiến sĩ
mới thì 5 người học hết lớp 10, 2 người học hết lớp 9 đều ở Trường cấp 3 Ngô Sĩ
Liên; 1 học lớp 8 ở Cao Bằng là con Đại tá Lê Thùy, Lữ đoàn Trưởng. Trong huấn
luyện chúng tôi đều đạt loại giỏi, chỉ có 1 người đạt loại khá.
Sau
3 tháng huấn luyện chuyên môn về đo đạc pháo binh ở Đại đội 42, tôi được chọn đi
B, do tôi là cảm tình Đảng, gia đình lại có 2 anh đi bộ đội chống Pháp, là đảng
viên. Trong số hơn 500 chiến sĩ nhập ngũ đợt 3/7/1963 bổ xung vào F335, chỉ có
2 người, tôi và Ngô Luân có bố là cán bộ kiểm tra Tỉnh ủy Hà Bắc được chọn đi B
đợt ấy.
Giữa
tháng 11/1963, chúng tôi được điều về Tiểu đoàn Điện Biên, Quân khu Tây Bắc chi
viện cho chiến trường miện Nam .
Ổn định tổ chức xong, cả tiểu đoàn chúng tôi được nghỉ phép, về nhà ăn tết. Sau
tết, chúng tôi trở lại đơn vị, chuyển vào huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để
huần luyện đi B.
Tháng
4/1964, đơn vị chúng tôi chính thức hành quân vào Nam chiến đấu. Tháng 6/1964, đơn vị
tôi vào đến chiến trường Trị - Thiên. Đại đội tôi được bổ xung xây dựng Đại đội
trinh sát của Quân khu. Sau 3 tháng huần luyện nghiệp vụ trinh sát, chúng tôi
được phân chia đi làm nhiệm vụ ở các địa bàn 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.
Tôi được phân công đi với tổ đài quan sát sân bay A Lưới. Vừa làm nhiệm vụ
trinh sát, vừa huấn luyện chuẩn bị bàn giao đài quan sát này cho đội du kích
của Hồ Vai (sau này là anh hùng LLVTND).
Tháng
12/1964, tôi được điều động về huyện đội huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.
Ngày 20/12/1964, tôi về đến huyện đội. Qua 1 đợt đi chiến đấu cùng với tiểu đội
vũ trang của huyện, ngày 18/1/1965, tôi được kết nạp vào Đảng (Đảng Nhân dân
Cách mạng miềm Nam Việt Nam
– thực chất là Đảng bộ miền Nam
của Đảng CSVN)…
Bây
giờ tuổi đã cao. Mỗi năm cứ đến ngày 26 tháng 3, nghe các hoạt động của thanh
niên, tôi lại nhớ đến thời tuổi trẻ của mình và thế hệ thanh niên lớp chúng tôi
khi phấn đấu vào Đoàn, vào Đảng.
Cảnh
hưu nhàn tản, kể chuyện dông dài, mong được góp vui cùng các bạn trẻ trong Tháng
thanh niên kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét