Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Lợi ích của thương mại điện tử


Lợi ích của Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic cỏmmerce), “thương mại trực tuyến” (onlinne trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business). Tuy nhiên “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiện cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng các công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng… khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử.
Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (hay cón gọi là phương tiện điện tử) bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau… và mạng internet. Tuy nhiên, thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua mạng internet và thực sự trở nên quan trọng khi mạng internet được phổ cập.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt các hình thức/mô hình thương mại điện tử như: Phân loại theo hình thức dịch vụ có: Chính pủ điện tử, Giáo dục điện tử, Tài chính điện tử, Ngân hàng điện tử, Chứng khoán điện tử. Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng có: Thương mại thông tin, Thương mại giao dịch, Thương mại công tác. Phân loại theo đối tượng tham gia, có 4 chủ thể chính là Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điện tử khác nhau: doanh nghiệp với doanh nghiệp là B2B, doanh nghiệp với người tiêu dùng là B2C, doanh nghiệp với Chính phủ là B2G; người tiêu dùng với doanh nghiệp là C2B, người tiêu dùng với người tiêu dùng là C2C, người tiêu dùng với Chính phủ là C2G; Chính phủ với doanh nghiệp là G2B, Chính phủ với người tiêu dùng là G2C, Chính phủ với Chính phủ là G2G.
Lợi ích của thương mại điện tử được phân ra với 3 đối tượng: lợi ích với tổ chức, lợi ích với người tiêu dùng và lợi ích với xã hội.
Đối với tổ chức, thương mại điện tử tạo điều kiện cho các nhà sản xuất (Công ty, doanh nghiệp) mở rộngthị trường, tìm kiếm, tiếp cận với đối tác, khách hàng trên khắp thế giới, có thể mua hàng với giá thấp hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn; giảm chi phí sản xuất do giảm được chi phí vào các khâu trung gian; giảm chi phí thông tin liên lạc (dùng E-mail tiết kiệm hơn fã hay gửi thư truyền thống); giảm chi phí quản lý hành chính (80%), giảm giá mua hàng (5-15%); mọi thông tin trên Web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử tạo điều kiệncho khách hàng mua sắm ở mọi nơi, mọi lúc ở các cửa hàng trên khắp thế giới với nhiều thông tin phong phú, thuận tiện, nhanh chóng hơn; tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp, có nhiều điều kiện lựa chọn hàng hóa, lựa chọn giá cả phù hợp; thủ tục mua bán, thanh toán, giao nhận hàng thuận tiện, nhanh chóng hơn. Ở nhiều nước, trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, khuyến khích bằng cách miễn tuế đối với các giao dịch trên mạng.
Đối với xã hội, thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn giao thông; góp phần nâng cao mức sống cho cộng đồng do có nhiều nhà cung cấp hàng hóa sẽ tạo ra áp lực giảm giá, tăng khả năng mua sắm của khách hàng. Đối với các nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Intenet và thương mại điện tử. Các dịch vụ công như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của Chính phủ… được thực hiện qua mạng Intenet với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn.
Trong tiến trình phát triển của xã hội, phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã góp phần làm cho các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau hơn, đời sống nhân dân được phục vụ tốt hơn. Đó chính là lợi ích to lớn của thương mại điện tử mang lại cho xã hội. Ở các nước phát triển tỷ lệ mua hàng thông qua thương mại điện tử lên tới 70%, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này mới chỉ đạt 0,5 đến 1%. Có thể nói, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể không quan tâm phát triển thương mại điện tử - như Bill Gates, người hùng lừng danh của lĩnh vực công nghệ thông tin từng nói: “Trong 5 – 10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là kinh doanh online hoặc không nên kinh doanh gì nữa”. Câu nói này nổi tiếng như một tiên đoán lịch sử chứng minh cho sức mạnh và lợi ích của thương mại điện tử trong tương lai.
 (Tổng hợp từ các tài liệu viết về thương mại điện tử).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét