TÊN CÁC CỤ HAI GIA TỘC KHAI PHÁ TRẠI TÒ VÒ
1. Gia tộc
cụ Tự Phúc Chí (đời thứ 2), bố của cụ Bếp Phả và cụ Ba. Vì là chi thứ
nên chưa biết tên cụ tổ.Ở Bờ Đầm lên. Cụ Ba làm rể cụ Kính em cụ Thành
(tư liệu này còn phải kiểm tra lại). Hai nhà thông gia từ đời thứ 4.
2.
Gia tộc cụ Tự Phúc Chương (đời thứ 2), bố của cụ Tự Phúc Thành, ông nội
của cụ Tự Phúc Khoản. Là chi thứ ở Đồng Chót lên. Không nhớ tên cụ tổ.
Chỉ biết 3 đời trước cụ Khoản đều độc đinh (chỉ có một người con trai).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH XƯA VÀ NAY
Hệ
thống tường vườn đắp bằng đất còn lại. Đoạn tường này được đắp từ đời
cụ Khoản, bố ông Thử. Ông Thử năm nay đã 86 tuổi. Những đoạn đất trông
còn mới là do mưa gió bị đổ, con cháu đắp lại.
Những
đoạn tường đất đắp từ thời khai hiên lập trại, đời cụ Thành. Tường cổng
ngày xưa. Hậu duệ đời thứ 7 đang ở trên đất này, đã xây lại những đoạn
bị đổ do thời gian và mưa gió.
Hệ thống tường bao quanh trại và cổng của con cháu ngày nay (Xuân Canh Dần 2010)
NHỮNG NGÔI NHÀ CỦA HẬU DUỆ ĐỜI THỨ 6,THỨ 7
Nhà của cháu Thao, cháu nội của liệt sĩ Nguyễn Văn Nhỡ, hậu duệ đời thứ 7.
Nhà
của cháu Kính, con liệt sĩ Nguyễn Văn Đường. Bố đi bộ đội năm 1966, lúc
cháu Kính được 2 tuổi và hy sinh ở chiến trường miền Nam. Kính chưa nhớ
rõ mặt bố. Cháu chỉ làm ruộng và làm thêm nghề thợ mộc. Cháu làm nhà
năm 2008 (45 tuổi), hoàn toàn tự lập, không phải vay mượn ai.
Nhà
cháu Hồng, hâu duệ đời thứ 6 của cụ Chương. Con mương T46 này có từ khi
Pháp xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu, mới được cứng hóa tháng
12/2009.
Nhà
của cháu Hưởng, hậu duệ đời thứ 6 gia tộc cụ Chí. Ở chính cây cầu xi
măng này, bà Sải đã bị chết đói năm 1945. Đây cũng là một góc của trại
Tò vò thời nay.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VUI XUÂN CANH DẦN 2010 CỦA CON CHÁU TRẠI TÒ VÒ.
Ngôi
điếm cổ được xây dựng từ thời lập trại ổn định. Đã được sửa chữa nhiều
lần nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng cũ trên nền và tường cũ. Tường xây
bằng đá ong. Nơi tổ chức vui chơi hàng năm. Đây là nơi khai sinh các thế
hệ con cháu cac đời. Ngày xưa, tất cả con trai sinh ra, ngày mùng 1 và
mùng 4 tết đem một cỗ xôi, 1 con gà ra điếm cúng gọi là xôi hàng xóm,
đồng thời mang một cỗ xôi, con gà đến đình làng làm lễ coi như đã được
khai sinh, có xuất đinh, có ruộng.
Ngày xưa là chơi bịt mắt đập niêu, bây giờ là đập chai.
Chọi gà.
Đánh vật
Thi đấu cờ tướng.
Ngày
xuân, cấy lúa trồng mầu đã xong, các cụ ông, cụ bà trong trại cùng con
cháu tổ chức vui chơi để con cháu biết và nhớ truyền thống xưa.
DANH SÁCH CÁC LIỆT SĨ CỦA TRẠI TÒ VO:
1. Ông Nguyễn Văn Lục, sinh năm 1930, hy sinh trước ngày hòa bình năm 1954 tại Bắc Ninh.
2. Ông Nguyễn Văn Bái, sinh năm 1931, hy sinh năm 1968 tại miền Nam.
3. Ông Nguyễn Văn Nhỡ, sinh năm 1932, hy sinh năm 1966 tại miền Nam.
4. Ông Nguyễn Văn Mùi, sinh năm 1934, hy sinh năm 1968 tại miền Nam.
5. Ông Nguyễn Văn Đường, sinh năm 1938, hy sinh năm 1968 tại miền Nam.
6. Ông Nguyễn Văn Bẩy, sinh năm 1944, hy sinh 1968 tại miền Nam
7. Ông Nguyễn Văn Ân, sinh năm 1947, hy sinh 1968 tại miền Nam.
(Ông Nhỡ, ông Mùi, ông Bẩy là 3 anh em ruột)
BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG CỦA 3 LIỆT SI LÀ CỤ NGUYỄN THỊ CÔ.
Ngày 15 tháng Giêng năm Canh Dần 2010.
Có thể nói Trại Tò vò là hình ảnh thu nhỏ của nông dân, nông thôn xã Thường Thắng xưa và nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét