Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Trường Tiểu học Thường Thắng bế giảng năm học 2011 - 2012


Sáng 31/5/2012, trường Tiểu học xã Thường Thắng đã tổ chức lễ bế giảng năm học 2011 – 2012. Dự lễ cùng với thầy trò nhà trường có đông đủ đại biểu Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc, các đoàn thể của xã. Riêng Hội Cựu Chién binh có mặt toàn bộ BCH Hội để trao thưởng cho các học sinh giỏi đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Với chủ đề: tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”; “Ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” theo tinh thần “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm học 2011 – 2012 thày trò trường Tiểu học Thường Thắng đã phấn đấu tích cực, hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Nhà trường đã duy trì sĩ sô 585/583 học sinh (có 11 học sinh khuyết tật học hòa nhập), không có học sinh bỏ học; 574/574 học sinh thực hiện tốt 5 nhiệm vụ (tăng 0,2% so với năm trước); học sinh giỏi đạt 26,8%, khá đạt 43,2%, trung bình đạt 29,3%. Học sinh yếu chỉ có 0,7% (4em); có 10 học sinh giỏi đạt 13 lượt giải trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh (trong đó có 1 giải Ba môn đá cầu cấp tỉnh), 66 học sinh giỏi cấp trường. Chất lượng vở sạch – chữ đẹp loại A chiếm 40,8%, loại B chiếm 58,3%, loại C chỉ có 0,9% (5em), xếp thứ 9/35 trường trong huyện. Thi văn hay chữ đẹp xếp thứ 20/35 trường trong huyện.
Đó là một thành tích rất đáng phấn khởi, một bước tiến mới của thày và trò trường Tiểu học hường Thắng so với những năm trước.
Dưới đây là một số hình ảnh buổi lế bế giảng.


























Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Trường THCS Thường Thắng tổng kết năm học 2011 - 2012


Buổi lễ tổng kêt được tổ chức vào sáng 30/5/2012. Do trời mưa nên buổi lễ phải tổ chức tại văn phòng nhà trường. Hội trường hẹp nhưng các đại biểu Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ Quốc, các đoàn thể, Hội phụ huynh học sinh, các thày giáo, cô giáo vẫn có mặt đông đủ. Với học sinh thì chỉ có cán bộ lớp và học giỏi và được giải trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Đây là năm thứ 2 sau khi nhà thường được công nhận đạt Trường chuẩn quốc gia, thầy và trò nhà trường đã phấn đấu tích cực để giữ vững thành tích của trường. Thành tích đó thể hiện rõ trên hai chỉ tiêu chủ yếu là chất lượng văn hóa và chất lượng hạnh kiểm.
Về chất lượng văn hóa, so với kế hoạch đăng ký với phòng Giáo dục, nhà trường đã vượt chỉ tiêu về xếp loại học lực giỏi 2 em (0,5%), đạt kế hoạch về xếp loại học lực khá. So với năm học trước, chất lượng học lực khá, giỏi của nhà trường được nâng lên, tăng 3% về học lực giỏi. Toàn trường có 40 học sinh giỏi, đạt giải trong các kỳ thi của cấp huyện, cấp tỉnh. Tiêu biểu có các em: Nguyễn Văn Nam, đạt giải khuyễn khích giải toán trên máy tính casio cấp tỉnh và 5 lượt giải cấp huyện; em Văn Thị Dung, đạt giải Ba ATGT cấp tỉnh và 5 lượt giải cấp huyện; em Nguyễn Văn Chiến, đạt 5 lượt giải cấp huyện; em Nguyễn Tuấn Dũng, đạt 3 lượt giải cấp huyện…
Về chất lượng hạnh kiểm, số học sinh đạt hạnh kiểm tốt đạt 60,4%, số học sinh đạt hạnh kiểm khá là 36,2%, số đạt hạnh kiểm trung bình: 3,4% (giảm 4 em). Không có học sinh hạnh kiểm yếu. So với năm học trước, chất lượng hạnh kiểm của học sinh đã được nâng lên.
Các nội dung khác nhà trường đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đăng ký đầu năm.
Dưới đây là một số hình ảnh buổi lễ tổng kết.









Lợi ích của thương mại điện tử


Lợi ích của Thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic cỏmmerce), “thương mại trực tuyến” (onlinne trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business). Tuy nhiên “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiện cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng các công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng… khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử.
Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (hay cón gọi là phương tiện điện tử) bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau… và mạng internet. Tuy nhiên, thương mại điện tử phát triển chủ yếu qua mạng internet và thực sự trở nên quan trọng khi mạng internet được phổ cập.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt các hình thức/mô hình thương mại điện tử như: Phân loại theo hình thức dịch vụ có: Chính pủ điện tử, Giáo dục điện tử, Tài chính điện tử, Ngân hàng điện tử, Chứng khoán điện tử. Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng có: Thương mại thông tin, Thương mại giao dịch, Thương mại công tác. Phân loại theo đối tượng tham gia, có 4 chủ thể chính là Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). Việc kết hợp các chủ thể này lại với nhau sẽ cho chúng ta những mô hình thương mại điện tử khác nhau: doanh nghiệp với doanh nghiệp là B2B, doanh nghiệp với người tiêu dùng là B2C, doanh nghiệp với Chính phủ là B2G; người tiêu dùng với doanh nghiệp là C2B, người tiêu dùng với người tiêu dùng là C2C, người tiêu dùng với Chính phủ là C2G; Chính phủ với doanh nghiệp là G2B, Chính phủ với người tiêu dùng là G2C, Chính phủ với Chính phủ là G2G.
Lợi ích của thương mại điện tử được phân ra với 3 đối tượng: lợi ích với tổ chức, lợi ích với người tiêu dùng và lợi ích với xã hội.
Đối với tổ chức, thương mại điện tử tạo điều kiện cho các nhà sản xuất (Công ty, doanh nghiệp) mở rộngthị trường, tìm kiếm, tiếp cận với đối tác, khách hàng trên khắp thế giới, có thể mua hàng với giá thấp hơn, bán được nhiều sản phẩm hơn; giảm chi phí sản xuất do giảm được chi phí vào các khâu trung gian; giảm chi phí thông tin liên lạc (dùng E-mail tiết kiệm hơn fã hay gửi thư truyền thống); giảm chi phí quản lý hành chính (80%), giảm giá mua hàng (5-15%); mọi thông tin trên Web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử tạo điều kiệncho khách hàng mua sắm ở mọi nơi, mọi lúc ở các cửa hàng trên khắp thế giới với nhiều thông tin phong phú, thuận tiện, nhanh chóng hơn; tiếp cận được với nhiều nhà cung cấp, có nhiều điều kiện lựa chọn hàng hóa, lựa chọn giá cả phù hợp; thủ tục mua bán, thanh toán, giao nhận hàng thuận tiện, nhanh chóng hơn. Ở nhiều nước, trong giai đoạn đầu của thương mại điện tử, khuyến khích bằng cách miễn tuế đối với các giao dịch trên mạng.
Đối với xã hội, thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn giao thông; góp phần nâng cao mức sống cho cộng đồng do có nhiều nhà cung cấp hàng hóa sẽ tạo ra áp lực giảm giá, tăng khả năng mua sắm của khách hàng. Đối với các nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Intenet và thương mại điện tử. Các dịch vụ công như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của Chính phủ… được thực hiện qua mạng Intenet với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn.
Trong tiến trình phát triển của xã hội, phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử đã góp phần làm cho các quốc gia dân tộc xích lại gần nhau hơn, đời sống nhân dân được phục vụ tốt hơn. Đó chính là lợi ích to lớn của thương mại điện tử mang lại cho xã hội. Ở các nước phát triển tỷ lệ mua hàng thông qua thương mại điện tử lên tới 70%, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này mới chỉ đạt 0,5 đến 1%. Có thể nói, trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không thể không quan tâm phát triển thương mại điện tử - như Bill Gates, người hùng lừng danh của lĩnh vực công nghệ thông tin từng nói: “Trong 5 – 10 năm nữa, bạn chỉ có hai lựa chọn, một là kinh doanh online hoặc không nên kinh doanh gì nữa”. Câu nói này nổi tiếng như một tiên đoán lịch sử chứng minh cho sức mạnh và lợi ích của thương mại điện tử trong tương lai.
 (Tổng hợp từ các tài liệu viết về thương mại điện tử).

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Xã Thường Thắng bầu trưởng, phó thôn nhiệm kỳ 2012 - 2014


Quán triệt chỉ thị của cấp trên, Đảng ủy, UBND xã Thường Thắng đã chỉ đạo toàn xã tổ chức bầu cử trưởng, phó thôn thống nhất trong một ngày (26/5/2012). Để cuộc bầu cử đạt kết quả cao, công tác chuẩn bị đã được triển khai từ đầu tháng 5/2012. Đảng ủy, các chi bộ đều có Nghị quyết lãnh đạo, coi việc bầu trưởng, phó thôn là một đợt sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao tinh thần làm chủ, dân chủ của nhân dân, tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh. Các bước chuẩn bị từ việc tổng kết nhiệm kỳ 2010 – 2012, báo cáo tài chính công khai trước nhân dân, UBND xã đều phân công cán bộ cùng với thường trực UBND xã giúp đỡ, kiểm tra trực tiếp các thôn. Trước hội nghị tổng kết nhiệm kỳ, các thôn đều tổ chức hiệp thương giữa các đoàn thể giới thiệu người ra ứng cử trưởng phó thôn. Đến hội nghị toàn dân, phổ biến rõ yêu cầu, tiêu chuẩn để nhân dân tham gia ứng cử, đề cử rồi thống nhất chốt danh sách nhân sự trước. Ngày bầu cử chỉ việc làm các thủ tục theo quy định và tiến hành bầu cử.
Đ/c Bí thư Đảng ủy và đ/c Chủ tịch UBND xã Thường Thắng cho biết, trong ngày bầu cử 26/5/2012, đúng 7 giờ sáng, cả 13 thôn trong toàn xã đều khai mạc bầu cử. Đến 9 giờ sáng có thôn đã bầu xong. Đến 10 giờ thì cả 13 thôn hoàn thành. 100% cử tri đại diện hộ gia đình đã tham gia bầu cử theo đúng quy định, an toàn.
Kết quả đã có 11/13 thôn bầu được trưởng, phó thôn với tỷ lệ phiếu rất cao. Ông Nguyễn Văn Sơn ở thôn Tân Tiến được 100% cử chi bầu làm trưởng thôn (tái cử). Ông Nguyễn Văn Sử ở thôn Chợ Thường được 97% phiếu bầu làm trưởng thôn (tái cử). Riêng 2 thôn Tân Hiệp và Đường Sơn, mỗi thôn đều có 2 ứng cử viên trưởng thôn, các ứng cử viên đều chưa đạt số phiếu quá bán theo quy định, nên phải bầu lần 2.
Dưới đây là hình ảnh bầu cử ở thôn Chợ Thường.
Lễ chào cờ

Ông Nguyễn Văn Sử, phó Bí thư chi bộ khai mạc bầu cử

Đại diện cử tri kiểm tra hòm phiếu

Cử tri cao tuổi bỏ lá phiếu đầu tiên.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Đảng bộ xã Thường Thắng học tập Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI)


Đảng bộ xã Thường Thắng tổ chức học tập Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của BCHTW Đảng (Khóa XI).

Việc học tập Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI): “Những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện Nay” của  Đảng bộ xã Thường Thắng được tổ chức vào ngày 24/5/2012. Do điều kiện hội trường hẹp, Đảng ủy xã đã tổ chức thành 2 lớp học. Buổi sáng 10 chi bộ, buổi chiều 7 chi bộ cùng với cán bộ các đoàn thể của xã là quần chúng và những đảng viên vắng mặt buổi sáng. 100% số đảng viên trong diện triệu tập đã tham gia học tập. Đồng chí Trần Văn Chi, Bí thư Đảng ủy xã trực tiệp truyền đạt nội dung Nghị quyết.
Trước khi vào nội dung học tập Nghị quyết, Đảng ủy xã đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2012 cho 19 đ/c, gồm: 1 đ/c nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, 5 đ/c nhận Huy hiệu 55 năm, 1đ/c nhânh Huy hiệu 50 năm, 3 đ/c nhận Huy hiệu 40 năm và 9 đ/c nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.
Do việc được tiếp thu tinh thần Nghị quyết ngay từ khi BCHTW công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết hợp với Lễ trao Huy hiệu Đảng long trọng, trang nghiêm làm cho tinh thần học tập của đảng viên thêm nghiêm túc, nắm chắc yêu cầu, nội dung Nghị quyết, nhất là những yêu cầu trong kế hoạch thực hiện kiểm điểm đối với từng đảng viên sau học tập.
Dưới đây là một số hình ảnh Lễ trao Huy hiệu Đảng va lớp học.
Đảng viên Bùi Văn Thử nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng

Từ trái sang phải: Đ/c Nguyễn Văn Tước (HH50n), đ/c Văn Hữu Vân, đ/c Nguyễn Văn Lược, đ/c Hoàng Văn Mận nhận Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (vắng đ/c Nhì và đ/c Nghi, ốm)

Từ trái sang phải: đ/c Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Văn Chính nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
9 đ/c nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

Đ/c Bùi Văn Thử phát biểu và đọc thơ sau khi nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng

Đ/c Trần Văn Chi, Bí thư Đảng ủy truyền đạt Nghị quyết

Đ/c Nguyễn Thị Dung, HUV, phó Bí thư ĐU triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết.

Hội trường lớp học buổi sáng.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Xuất bản thơ chào mừng kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ


Thiết thực chào mừng kỷ niệm những ngày chiến thắng lịch sử 30/4/1975, 7/5/1954 và đặc biệt là kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 – 19/5/2012), từ giữa tháng 4/2012, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tuyên giáo Đảng ủy và UBND xã, Câu lạc bộ thơ xã Thường Thắng đã khẩn trương biên tập, xuất bản tập thơ Hương Quê (tập 5). Chiều 18/5/2012, Ban Tuyên giáo Đảng ủy và Ban Chủ nhiệm CLB đã tổ chức phát hành tập thơ đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Đảng bộ.
Tập thơ Hương Quê (tập 5), trước hết là thể hiện tình cảm kính trọng đối với Bác Hồ kính yêu; góp phần vào việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người một cách cụ thể, sâu sắc và lan tỏa rộng rãi, để mọi người hưởng ứng.
Bằng những vần thơ mộc mạc của cán bộ, nhân dân đủ các lứa tuổi, từ cụ già tuổi 87 đến các cháu thiếu niên học sinh tuổi 12, tập thơ là một bản tình ca đẹp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Là một bản báo cáo bằng thơ với Bác Hồ về những việc làm của Đảng bộ và nhân dân xã Thường Thắng mừng kỷ niệm ngày sinh lần thứ 122 của Người.
“Lúc ra đi – Bác không đem một thứ gì có giá – Chỉ vẻn vẹn tên mình đã có lúc mẹ sinh – Gia tài để lại là lâu đài tư tưởng Hồ Chí Minh – Và Tổ Quốc của một dân tộc thiết tha yêu hòa bình. – Bác đã đi xa – Lời Bác dạy đưa ta vào cuộc sống”…(Vũ Hòa). … “Giải phóng thống nhất non sông – Khởi nguồn từ thủa tay không lên đường – Công lao của Bác chi lường – Đưa cả dân tộc can trường đứng lên – từ kiếp nô lệ đâu quên – Để ngày nay có cả nền tự do – Độc lập, Dân chủ ấm no – cuộc đời hạnh phúc giành cho mọi nhà – Học theo gương của Bác Hồ - Dựng xây muôn thủa cơ đồ Việt Nam – Đảng, dân cùng quyết tâm làm – Đất nước giầu mạnh, huy hoàng ngàn năm”.(Quang Tính). “Đạo đức Bác Hồ toàn dân học – Học Bác những gì? Học Bác ở đâu – Bác ơi! Lời Bác thấm sâu – Vào tầm nhân thế, địa cầu nhân văn…(Thanh Cầm).
Tập thơ còn là bản tình ca đẹp về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, tình yêu gia đình, tình bạn bè, tình thầy trò, tình đồng đội thủy chung, trong sáng trong cuộc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh” đã thấm sâu trong tâm tư, tình cảm của mọi người bằng những việc làm cụ thể: góp tiền, hiến đất, mở rộng đường giao thông, đổ bê tông đường làng, xây dựng các công trình văn hóa trong chương trình xây dựng nông thôn mới:
“ Xuân về rộ sắc hoa đào – Tân Hiệp đổi mới khác nào giấc mơ – Học gương đạo đức Bác Hồ - Toàn dân hiến đất phất cờ tiến lên – Dẫn đầu xóm dưới, làng trên – Đường bê tông mở, dậy lên phong trào. (Nguyễn Văn Chín – 87 tuỏi). “Bao năm đường đất bụi, lầy – Đi lại vất vả mong ngày sửa sang – Năm nay mở rộng đường làng – Rộng ba mét rưỡi làm bằng sỏi, xi - Chiều nay dắt cháu cùng đi  - Cười vang ông bảo “còn gì sướng hơn…” (Hồng Nguyên). “Đường làng đẹp quá em ơi – Bê tông cứng hóa như nơi thị thành – Đêm nay trăng sáng mây thanh – Bên nhau ta ngắm bức tranh tỏ tường – Đường đi láng bóng mặt gương – mọi người đều muốn ra đường ngắm trăng – Nhà cao ánh điện sáng chưng – Cảnh nông thôn mới đang từng bước đi…(Văn Hữu Vân). …
“Hương Quê tập 5 ra mắt bạn đọc vào đúng dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Đây là việc làm cụ thể của CLB Thơ xã Thường Thắng thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” xét ở cả 2 góc độ: việc làm và tác phẩm…
Đảng ủy xã Thường Thắng hoan nghênh và biểu dương những cán bộ, đảng viên và nhân dân; những cụ cao tuổi, những cựu Chiến binh, cựu Giáo chức, những cán bộ công chức đã nghỉ hưu và đang công tác, các cháu học sinh đã tích cực hoạt động sáng tác để những tập thơ Hương quê đều đặn ra mắt bạn đọc hàng năm”… (Bí thư Đảng ủy Trần Văn Chi).

Giới thiệu tập thơ Hương Quê tập 5 tại hội nghị BTG để phát hành

 Bí thư Đảng ủy phát biểu đánh giá về tập thơ và hoạt động của CLB